Cách tính giá nhân công xây dựng chi tiết dựa trên các loại nhà

Chi phí nhân công là một trong những phí chính khi lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đó là những yếu tố mà các gia chủ muốn cân nhắc kỹ càng trước khi tiến hành thi công xây dựng. Tuy rằ..

Chi phí nhân công là một trong những phí chính khi lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đó là những yếu tố mà các gia chủ muốn cân nhắc kỹ càng trước khi tiến hành thi công xây dựng. Tuy rằng mức giá nhân công xây dựng sẽ có sự chênh lệch giữa các đơn vị nhà thầu và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài khác, nhưng mức giá nhân công xây dựng có thể đưa ra một mức trung bình.

Giá nhân công xây dựng bao gồm các phần sau

Giá nhân công xây dựng

Giá nhân công thông xây dựng thường sẽ được bao gồm các phần như sau:

  • Nhân công trồng mộc

  • Trát, tô tường, dầm, trần, sàn

  • Ốp và lát

  • Chi phí thuê cốt pha, giàn dáo, tháo dỡ cốt pha, che chắn công trình

  • Chi phí máy trộn bê tông

  • Chèn khuôn cửa

  • Nhân công làm cầu thang.

Giá nhân công xây dựng thường sẽ chưa bao gồm các phần sau

  • Đào móng, ép cọc

  • San lấp nền

  • Nhân công điện nước tính riêng, nhân công lắp đặt cửa riêng

  • Đào bể phốt, nhân công xây bể phốt và bể nước tính riêng

Giá nhân công xây dựng

Cách tính giá nhân công xây dựng cho nhà phố

Cách tính nhân công xây dựng cho nhà phố có thể nói rằng đơn giản nhất, theo cách nói truyền thống của người thợ thì tính theo giọt ranh. Tức là nước nhỏ đến đâu tính đến đó, điều đó có nghĩa là gì? Tức là mái bê tông đua ra đến đâu thì chúng ta sẽ tính giá nhân công theo đến phần đó. Đối với nhà phố thì khá dễ tính thông thường thì 2 bên là đều bằng phẳng và có đua thì chỉ tính đua ra ở mặt tiền và mặt tiền thì lại đua thẳng cho nên việc tính cũng dễ dàng hơn.

Giá nhân công xây dựng

Xin lấy ví dụ như sau: Nhà bác A xây nhà diện tích sàn là 5×10 = 50 m2 và xây 4 tầng.

  • Tầng 1 xây dựng 50m2

  • Tầng 2, tầng 3 có ban công đua ra thêm 1 mét về phía trước

  • Tầng 4 chỉ làm tum và sân chơi phía trước có mái che bằng lam bê tông

Vậy thì cách tính nhân công trong trường hợp nhà bác A như thế nào, mời các bạn tham khảo nhé. Tất nhiên tôi đưa ra bài toán dễ thế này để các bạn hiểu cho nhanh, thực tế có thể sẽ phức tạp hơn chút. Giả sử bảng giá nhân công xây dựng nhà phố là 1 triệu/1m2 hoàn thiện bao gồm ốp lát chúng ta sẽ có như sau:

  • Tầng 1: Diện tích xây dựng: 50m2 x 1 triệu/1m2 = 50 triệu

  • Tầng 2+3: Diện tích xây dựng 50m2, thêm 5m2 ban công đua ra bằng: 55m2 x 1 triệu/1m2 = 55 triệu, 2 tầng là 110 triệu

  • Tầng 4: Nhân công xây 50% diện tích sàn: 25m2 x 1 triệu/1m2 = 25 triệu. Phần lam bê tông 2 bên thỏa thuận nhân công riêng.

  • Như vậy tổng diện tích 4 sàn là: 185 m2 tương đương 185 triệu tiền nhân công

Trong 185 triệu sẽ có phát sinh thêm như sau: Chi phí xây bể phốt, bể nước 2 bên thỏa thuận, nếu các bạn đổ thêm sàn phụ trên nhà vệ sinh cũng tính nhân công riêng và 2 bên cùng thỏa thuận. Phần lam bê tông trên sân thượng cũng thế nhé các bạn.

Giá nhân công xây dựng

Cách tính giá nhân công xây dựng cho mái thái

Đối với nhà mái thái thì tôi xin thưa với các bạn là cách tính sẽ khó hơn 1 chút so với nhà phố vì thông thường biệt thự mái thái có mái đua ra 4 mặt cho nên cách tính nhân công sẽ có sự thay đổi đôi chút như sau.

Trường hợp giá nhân công xây dựng cho biệt thự 1 tầng

Trong trường hợp này chúng ta làm mái đổ bằng và lợp ngói bằng khung thép nhé. Còn trường hợp đổ toàn bộ bằng mái chéo tôi sẽ hướng dẫn cụ thể sau.

Bây giờ chúng ta cứ đo theo thực tế cho dễ nhất, trước tiên đo phần diện tích nhà trước sử dụng bao nhiêu, sau đó lên mái đo phần diện tích mái đua ra để 2 bên cùng tính toán phần phát sinh của mái.

Ví dụ xây nhà 100m2 biệt thự mái thái và có phần mái đua ra thêm là 20m2 cho phần riềm mái bê tông. Tức là tổng phần nhân công cho phần mái sẽ là 120m2 và nhân với đơn giá xây dựng. Nếu nhà bạn có thêm mi cửa sổ chúng ta cũng tính thêm phần mi trong trường hợp mi đua ra nhiều hơn so với riềm mái. Còn mi đua ra ít hơn thì không tính.

Như vậy tổng chi phí nhân công cho biệt thự 1 tầng là 120 triệu: Bao gồm và không bao gồm các phần sau

  • Bao gồm nhân công trồng mộc, xây trát ốp lát

  • Bao gồm nhân công chèn khuôn cửa

  • Bao gồm chi phí cốt pha, giàn dáo, chi phí trộn bê tông, làm cầu thang nếu có

  • Chưa bao gồm: Đào móng, xây bể phốt, bể nước, chi phí lợp ngói

Giá nhân công xây dựng

Trường hợp giá nhân công xây dựng cho biệt thự 2 tầng, 3 tầng trở lên

Đối với trường hợp biệt thự nhiều tầng chúng ta tính giống như kết hợp cả trường hợp cho nhà phố và biệt thự 1 tầng. Tính diện tích sử dụng và riềm mái đua ra nhé các bạn. Về cơ bản thì cách tính cũng không có gì thay đổi lắm. Nhưng quan trọng 2 bên phải thống nhất được với nhau về cách tính, giá xây dựng đến khi nghiệm thu sẽ giảm bớt được phần nào về tranh chấp.

Giá nhân công xây dựng

Giá công thợ xây nhà cấp 4 hiện nay

Câu hỏi này tôi nghĩ rằng khá là khó, vì nó không có một công thức hay đáp án chúng các bạn ah. Để tính được giá công thợ xây nhà cấp 4 thì phụ thuộc vào yếu tố cấu tạo của nhà cấp 4. Cấu tạo thế nào? Nếu nhà cấp 4 làm móng gạch, làm mái bằng tôn thì chi phí sẽ rẻ, nếu làm móng bê tông móng cốc đổ khung cột mái bằng thì giá cũng sẽ khác. Về cơ bản thì nhà cấp 4 mái tôn sẽ có giá nhân công rẻ nhất sau đó đến mái bằng. Giá còn tùy thuộc vào nhân công xây dựng của từng vùng. Tôi cũng xin viết ra một vài đề nghị để các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Giá nhân công xây nhà cấp 4 mái tôn: Từ 600.000 – 800.000 vnđ/1m2

  • Giá nhân công xây nhà mái thái, mái bằng đơn giản: 800.000 – 1.000.000 vnđ/1m2

  • Giá nhân công xây nhà cấp 4 cầu kì, đẹp: 1.000.000 – 1.500.000 vnđ/1m2

Giá nhân công xây dựng


Như vậy là công ty xây dựng nhà phố AVA đã chia sẻ với các bạn một ít kinh nghiệm về cách tính giá nhân công trong xây dựng 2020 để các bạn cùng tham khảo. Các bạn có thắc mắc gì có thể liên hệ qua hotline:0909.111.586 gặp MR. Đạt

Bình luận 0

Không tìm thấy bình luận nào